DIỄN ĐÀN ỨNG DỤNG CNTT TRONG DẠY HỌC
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

lich su quang tri

2 posters

Go down

lich su quang tri Empty lich su quang tri

Bài gửi  nguoi trieu lang Thu Mar 10, 2011 3:47 pm

CHƯƠNG 1: TỈNH QUẢNG TRỊ VỚI TÀI NGUYÊN DU LỊCH
1.1 Khái quát về Quảng Trị
Diện tích: 4.760,1 km²
Dân số: 627,027 nghìn người (năm 2006)
Tỉnh lỵ: Thành phố Đông Hà.
Các huyện, thị:
- Thị xã: Quảng Trị.
- Huyện: Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng,
Hướng Hóa, Đa Krông, Cồn Cỏ.
Dân tộc: Việt (Kinh), Bru-Vân Kiều, Hoa, Tà Ôi.

1.1.1 Vị trí địa lí
Quảng Trị là tỉnh ven biển Bắc Trung Bộ, nơi có sông Bến Hải, cầu Hiền Lương nổi tiếng, cách Hà Nội 582 km về phía bắc, cách thành phố Hồ Chí Minh 1.121 km về phía nam.
Tỉnh Quảng Trị nằm trong phạm vi từ 16°18'13" đến 17°10' vĩ độ Bắc và từ 106°30'51" đến 107°23'48" kinh độ Đông. Chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 80 km, chiều rộng nơi hẹp nhất là 55 km theo đường chim bay và nơi rộng nhất là 72 km (Lao Bảo - Cửa Việt).
Quảng Trị giáp với Quảng Bình ở phía bắc và với Thừa Thiên - Huế ở phía nam. Về phía tây, Quảng Trị giáp tỉnh Savannakhét (CHDCND Lào) với 200 km đường biên giới. Phía Đông trông ra biển Đông rộng lớn, với chiều dài 75 km. Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 4.592 km², dân số (1-4-1999) là 573,3 nghin người, chiếm 1,4% diện tích và 0,75% dân số của cả nước, đứng hạng thứ 31 về diện tích và thứ 57 về dân số trong 61 tỉnh thành phố trong nước ta.
Quảng Trị có quốc lộ 1A chạy dọc qua tỉnh, quốc lộ 9 nối từ quốc lộ 1A đến của khẩu quốc tế Lao Bảo và trong tương lai gần, nối với đường xuyên Á từ Mianma –Đông Bắc Thái Lan – Lào đến các cảng biển Việt Nam, trong đó có cảng Cửa Việt. Các tuyến giao thông bắc - nam, đông – tây có những tác động lớn đến quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng giao lưu kinh tế với các tỉnh,thành phố trong cả nước và với quốc tế - đặc biệt là với Lào và Đông Bắc Thái Lan.
1.1.2 Điều kiện tự nhiên
1.1.2.1 Địa hình
Nét đặc trưng của địa hình Quảng Trị là hẹp, dốc nghiêng từ tây sang đông. Tổng diện tích tự nhiên Quảng Trị (theo điều tra năm 2005) là 474.414,87 ha. Địa hình được phân bố đa dạng theo không gian, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi thấp, sông suối, đầm phá và có sự đan xen giữa vùng gò đồi, thung lũng, miền nội đồng và cồn cát ven biển với 5 vùng đặc trưng, đó là: Vùng núi, vùng gò đồi và núi thấp, vùng đồng bằng, vùng thung lũng và vùng cát ven biển. 81% lãnh thổ là đồi núi, 11,5% là đồng bằng, 7,5 là bãi cát và cồn cát ven biển.
Các dạng địa hình chính của tỉnh bao gồm:
- Địa hình có đồi núi cao từ 900m trở lên, tập trung ở phía Tây Bắc của tỉnh
- Địa hình đồi gò và núi thấp có độ cao dưới 900m, tập trung ở hai phía tả ngạn và hữu ngạn sông Đa Krông, phía Ðông núi Voi Mẹp
- Địa hình đồng bằng do phù sa bồi đắp cách đây khoảng 1 triệu năm
- Địa hình cát nội đồng, địa hình ven biển nằm giữa đồng bằng và biển, kéo dài từ Nam Cửa Tùng đến giáp Thừa Thiên - Huế. Trong nội đồng thường có các bãi cát mà người dân thường gọi là "truông". Đó là vết tích của những đầm phá ngày xưa, khi bị lấp kín sẽ còn hai dãy cát ở phía Tây và phía Đông.
Đồng bằng ven biển nhỏ hẹp, lại bị phân hóa thành các bồn trũng theo các lưu vực sông Mỹ Chánh, sông Thạch Hãn, sông Hiếu và sông Bến Hải… Đường bờ biển dài 75 km, có Cửa Việt là nơi thuận lợi để thiết lập cảng biển với công suất 1 triệu tấn/năm. Ven bờ biển có nhiều nơi thuận lợi cho việc phát triển nuôi trồng thủy sản.
1.1.2.2 Khí hậu
Khí hậu Quảng Trị nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa và là vùng chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu Bắc- Nam, có sự phân hoá của địa hình nghiêng dần từ Tây sang Đông cùng với vị trí địa lý và quy định đặc thù khí hậu Quảng Trị.
Quảng Trị nằm trong vùng chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới tương đối điển hình: gió tây nam khô nóng về mùa hạ, gió đông bắc ẩm ướt về mùa đông. Quảng Trị có nền nhiệt tương đối cao. Tổng lượng nhiệt cả năm trên dưới 9.000ºC (ở miền núi Khe Sanh – nơi có nền nhiệt lượng thấp của tỉnh, tổng lượng nhiệt cũng đạt trên 8.000 ºC). Điều đó cho phép canh tác được nhiều vụ trong 1 năm.
Về chế độ nhiệt, nhiệt độ trung bình ở hầu hết các vùng vào khoảng 23-25ºC, nhiệt độ tháng cao nhất khoảng 35ºC có khi lên tới 40ºC, tháng thấp nhất khoảng 18ºC, có khi xuống tới 8-9ºC. Nhiệt chế có sự phân hóa theo độ cao, tạo nên sự đa dạng về khí hậu. Tính đa dạnh của khí hậu tạo điều kiện hình thành một cơ cấu cây trồng tương đối phong phú, từ những cây nhiệt đới tới những cây có nguồn gốc á nhiệt đới.
Quảng Trị có lượng mưa bình quân khá cao. Mưa tập chung với cường độ lớn gây úng ngập, rửa trôi đất khá mạnh.
Về chế độ ẩm, Quảng Trị có sự trái ngược với đồng bằng Bắc Bộ. Nếu ở Bắc Bộ, mùa khô trùng với thời kì hoạt động của không khí lạnh, còn mùa mưa trùng với thời kì hoạt động của gió nam hoặc đông nam, thì ở Quảng Trị mùa lạnh là mùa mưa và mùa nóng là mùa khô.
Trong các tháng mùa đông, lượng nước bốc hơi thường nhỏ. Ngược lại trong các tháng mùa hạ, lượng bốc hơi lớn. Đây là một trong những nguyên nhân làm hao hụt nguồn nước, gây khô hạn, ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông, lâm nghiệp và dể gây nạn cháy rừng.
Quảng Trị chịu ảnh hưởng nhiều của gió Tây Nam khô nóng, là địa phương có thời gian và cường độ gió Tây Nam thổi nhiều và mạnh nhất trên địa bàn miền. Gió đông khô nóng đã làm tăng đánh kể tính khắc nghiệt của thời kì khô hạn ở Quảng Trị , tăng lượng bốc hơi, giảm độ ẩm không khí, gây cạn kiệt nguồn nước,có ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.
Khí hậu ở Quảng Trị càng trở nên khắc nghiệt hơn khi bên cạnh thời kì khô hạn gay gắt lại có thời kì chịu ảnh hưởng của bảo lụt nặng nề. Mùa bão thường là mùa mưa. Khi có bão, mưa càng lớn; đồng thời lúc này nước biển lại dâng cao, gây ra tình trạng lụt lội nghiêm trọng .
1.1.2.3 Thủy văn
Quảng Trị có hệ thống sông suối khá dày ( mật độ : 1,86 km/km²). Quảng Trị có 12 con sông lớn tập trung thành 3 hệ thống chính, đó là: Sông Bến Hải, sông Thạch Hãn và sông Ô Lâu với trên 60 phụ lưu khác có chiều dài trên 10 km. Tổng hệ thống lưu vực của 3 sông này khoảng 4,700 km², trong đó lớn nhất là hệ thống sông Thạch Hãn (2.800 km²). Sông ở Quảng Trị hầu hết đều bắt nguồn từ dãy Trường Sơn nên không dài, lòng hẹp, dốc, nhiều thác nghềnh. Phần lớn các dòng sông đều chảy theo hướng Tây – Đông và đổ ra biển.
Ngoài ra, trên lãnh thổ của tỉnh còn có các sông thuộc hệ thống sông Xê Băng Hiêng và sông Xê Pôn. Các sông này ở phía tây dãy Trường Sơn, đổ vào sông Mê Công. Ở vùng núi tây Quảng Trị thuộc khu vực Hướng Hóa, do sông đào lòng mạnh hơn ở trên sườn phía đông dốc hơn nên đã có hiện tượng cướp dòng đối với những con suối đầu nguồn của sông Xê Pôn chảy trên sườn phía tây thoải hơn. Vì thế, hai sông Xê Pôn và Xê Băng Hiên chảy qua đất Lào và đổ vào sông Mê Công.
Ở Quảng Trị có một số hồ tự nhiên, diện tích tương đối lớn, phục vụ cho việc tưới nước trong trồng trọt. Đó là các hồ Bàu Thủy Ứ (Vĩnh Linh), Mai Xá (Gio Linh), Bàu Đá, Mai Lộc (Cam Lộ), Mỏ Vịt (Triệu Phong), Trà Mi, Trà Lộc, Lâm Thủy (Hải Lăng)…
Trong những năm gần đây, với sự hổ trợ của Nhà nước, Quảng Trị đã xây dựng được một số công trình thủy lợi. Trong số này, lớn nhất là các công trình Nam Thạch Hãn, Kinh Môn, Hà Thượng…
Về nước ngầm, qua khảo sát sơ bộ, Quảng Trị có nguồn nước ngầm tương đối dồi dào và chất lượng tốt, có thể đáp ứng cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân và bổ sung một phần cho sản xuất.
1.1.2.4 Tài nguyên thiên nhiên
a. Tài nguyên đất
Quảng Trị có 11 nhóm đất đai với 32 lọai đất chính. Đặc điểm chính của đất Quảng Trị đa dạng và phong phú về chủng loại: đất đỏ bazan, đất phù sa bồi, đất đỏ vàng, đất thịt, đất phèn mặn, đất xói mòn trơ sỏi đá ...
Tỉnh chia làm hai, phía Đông là đồng bằng hẹp, phía Tây là rừng núi thuộc Trường Sơn, chiếm gần hai phần ba diện tích toàn tỉnh. Đa phần là đất đỏ vàng phát triển trên đá bazan trung tính phân bố nhiều ở phía Tây các huyện Vĩnh Linh, Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, Cam Lộ và Hướng Hóa. Loại đất này hiện đang được khai thác trồng rừng và trồng cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu... Rìa phía Đông của dãy đồng bằng là vùng cát trắng - cát vàng và đất cát ven biển, chạy dài theo dọc bờ biển.
Quảng Trị có một số loại đất tuy quy mô không lớn nhưng có ý nghĩa quan trọng trong sản xuất nông nghiệp. Đó là đất trên đá bazan, đất phù sa, đất phù sa cổ... Các loại đất này có diện tích không nhiều nhưng có tầng dày trên 70cm, hàm lượng các chất dinh dưỡng tương đối khá, phân bố tập trung ở các vùng có địa hình bằng phẳng, gần các trung tâm dân cư, các trục đường giao thông ... thuận lợi cho phát triển sản xuất. Hiện nay, hầu hết diện tích đất này đã được khai thác sử dụng và hình thành một số vùng nông sản có ý nghĩa kinh tế của tỉnh.
Về mặt địa lí thổ nhưỡng, đất Quảng Trị được phân hóa thành các tiểu vùng sau đây:
- Vùng đồng bằng ven biển bao gồm các tiểu vùng: tiểu vùng bazan Vĩnh Linh, tiểu vùng Cồn Cát, bãi cát từ Hải Lăng đến Vĩnh Linh, tiểu vùng đất nhiễm mặn Cửa Tùng, Cửa Việt, tiểu vùng phù sa của 2 hệ thống sông Bến Hải và Thạch Hãn.
- Vùng gò đồi bao gồm các tiểu vùng: tiểu vùng các bậc phù sa sông Ba Lòng, tiểu vùng đất đỏ Cồn Tiên, Dốc Miếu, Tân Lâm, Cùa, tiểu vùng gò đồi trên sa phiến thạch giáp đồng bằng.
- Vùng đồi cao núi thấp Trường Sơn bao gồm các tiểu vùng: tiểu vùng đất đỏ bazan Khe Sanh - Hướng Phùng, tiểu vùng sa phiến thạch Lao Bảo - Lìa, tiểu vùng đất phiến thạch tím và granit Nam đường 9, tiểu vùng đất mùn vàng đỏ trên đá granit Bắc đường 9.
Hiện nay, diện tích đất chưa sử dụng của Quảng Trị còn nhiều, chiếm khoảng gần 50%, trong đó đa số là đất đồi núi. Tuy nhiên, phần lớn đất này là cồn cát, bãi cát, đất chua mặn, đất đồi núi chia cắt mạnh, mỏng, nghèo dinh dưỡng, nhiều diện tích bị kết von đá ong, phân bố rải rác. Nếu muốn đưa vào khai thác sử dụng thì tỉnh cần có những giải pháp khả thi về đầu tư vốn, kĩ thuật, thuỷ lợi...
b. Tài nguyên sinh vật
Thảm thực vật ở Quảng Trị phong phú đa dạng, với 657 loài thuộc 169 họ. Riêng thực vật bậc cao có 7 ngành với nhiều loại có giá trị kinh tế cao.
Rừng Quảng Trị chủ yếu là rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới với hàng trăm loại thực vật, trong đó có nhiều lọai gổ quý, vân đẹp, bền chắc, tốc độ sinh trưởng nhanh (trung bình hằng năm 4-5m³/ha). Trong rừng có hàng trăm loài cây làm thuốc, dược liệu quý hiếm (khoảng 300-400 loài). Số cây làm cảnh và cho hoa đẹp có gần 40 loài, cây có sợi gần 30 loài…
Ở vùng núi Quảng Trị có 2 kiểu thảm thực vật chủ yếu:
Kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm ướt quanh năm, có hình thái cấu trúc độc đáo, nhiều tầng cây cao to, lá rộng xanh quanh năm, tán khép kín.
Kiểu rừng á nhiệt đới có sự thay đổi rõ rệt về cấu trúc hình thái lẫn thành phần loài. Trong kiểu thảm thực vật này thường gặp họ Re, họ Thích, họ Đỗ Quyên, họ Kim Giao.
Ở vùng gò đồi có các thảm thực vật tự nhiên và cây trồng. Thảm thực vật vây trồng với các loài cây có giá trị kinh tế cao như hồ tiêu, cao su, chè, cà phê.
Ở vùng đồng bằng ven biển có các thảm thực vật cây bụi thứ sinh, rừng trồng và cây trồng. Thảm cây bụi thứ sinh phân bố chủ yếu trên các bãi – gò cát vàng và vàng trắng, với một số loài cây như trâm bầu, ô rô, găng, dẻ gai lùn…Thảm rừng trồng chủ yếu có các loài bạch đàn, keo lá tràm, phi lao…
Quảng Trị có bờ biển dài khoảng 75 km, với 2 cửa lạch quan trọng là Cửa Việt và Cửa Tùng. Ngoài khơi có đảo Cồn Cỏ với vị trí quan trọng trong thế vươn ra biển. Vùng lãnh hải Quảng Trị rộng khoảng 8.400 km² với ngư trường đánh bắt rộng lớn, nhiều hải sản có giá trị kinh tế cao như tôm hùm, mực nang, cua, hải sâm, tảo…Theo đánh giá, trữ lượng hải sản của tỉnh Quảng Trị có khoảng 60..000 tấn trong đó đặc sản chiếm 11%. Cho phép khai thác hằng năm khoảng 13-18 nghìn tấn.
Hiện nay Quảng Trị mới chỉ có duy nhất một khu bảo tồn thiên nhiên Đa Krông. Các khu bảo tồn thiên nhiên, khu bảo vệ cho khai thác phục vụ nghiên cứu khoa học, du lịch sinh thái đang được tỉnh phê duyệt gồm có khu vực Tây Vĩnh Linh, Rú Lịnh, khu bảo vệ đường Hồ Chí Minh, khu bảo tồn biển đảo Cồn Cỏ. Ngoài ra các thảm thực vật tự nhiên trên cát cũng đang được bảo vệ.
c. Tài nguyên khoáng sản
Khoáng sản của Quảng Trị tương đối đa dạng, nhưng trữ lượng không lớn. Một số loại có thể khai thác để phục vụ cho việc phát triển kinh tế. Quảng Trị có khoảng 80 điểm khoáng sản, phân bố rải rác trên địa bàn các huyện thị, các khoáng sản có trữ lượng lớn là đá vôi, sét, đá các loại, than bùn, một số loại khoáng sản kim loại và phi kim loại.
Đá vôi phân bố chủ yếu ở Cam Lộ, Cam Tuyền, Tân Lâm, Tà Rùng…Với trữ lượng lớn, cho phép xây dựng nhà máy xi măng với công suất khoảng 1,4 triệu tấn/năm.
Đá xây dựng và đá granít phân bố ở các huyện Đa Krông. Hương Hóa dọc quốc lộ 9. Trữ lượng đang được thăm dò và đánh giá để xác định khối lượng có thể khai thác trong giai đoạn tới.
Sét phân bố ở nhiều nơi, nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, Gio Linh, Cam Lộ, Triệu Phong, Hải Lăng. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển sản xuất vật liệu xây dựng nhất là gạch, ngói.
Silicát phân bố ở Gio Linh, Triệu Phong, Hải Lăng, nhưng tập trung chủ yếu ở khu vực Bắc Cửa Việt, cho phép xây dựng nhà máy chế biến silicát, sản xuất thủy tinh và kính xây dựng.
Than bùn phân bố ở vùng đồng bằng ven biển thuộc các huyện Hải Lăng, Triệu Phong, Gio Linh, nhưng tập trung nhiều ở huyện Gio Linh. Có thể khai thác với số lượng lớn, làm nguyên liệu cho sản xuất phân vi sinh.
Ti tan phân bố dọc bờ biển, nhưng tập trung chủ yếu ở Vĩnh Linh, có thể khai thác với khối lượng khoảng 10- 20 nghìn tấn/năm để xuất khẩu.
Cao lanh phân bố ở Đa Krông, đang được thăm dò và thử nghiệm để đưa vào khai thác.
Các mỏ nước khoảng ở Cam Lộ, Đa Krông cho phép phát triển công nghiệp sản xuất nước khoáng, tổ chức du lịch, dịch vụ nghỉ nghơi, chữa bệnh.
Ngoài ra trên địa bàn của tỉnh còn có pirít phân bố ở Vĩnh Linh, Hướng Hóa ; vàng ở Đa Krông (Tà Long, A Vao) với trữ lượng khoảng 54 tấn và một vài loại khoáng sản khác.
Quảng Trị còn có một số mỏ nước khoáng ở Cam Lộ, Đa Krông cho phép phát triển công nghiệp sản xuất nước khoáng, tổ chức du lịch, dịch vụ nghỉ dưỡng, chữa bệnh. Mỏ nước khoáng Đa Krông với thành phần chủ yếu là sulfatnatri, nước khoáng Tân Lâm thành phần chủ yếu là hydrocarbonate kiềm và kiềm thổ.

nguoi trieu lang

Tổng số bài gửi : 2
Join date : 10/03/2011

Về Đầu Trang Go down

lich su quang tri Empty Cảm ơn!

Bài gửi  Admin Tue Nov 15, 2011 7:43 pm

Bài viết của bạn rất bổ ích cho chúng tôi về việc dạy Lịch sử địa phương. Cảm ơn bạn nhiều

Admin
Admin

Tổng số bài gửi : 88
Join date : 08/07/2010

https://vandinhtl2010.forumvi.com

Về Đầu Trang Go down

Về Đầu Trang

- Similar topics

 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết